Đăng ký nhượng quyền thương mại 2021

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua nhượng quyền thương mại với các thương hiệu nổi tiếng. Cùng sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu quốc tế, nhượng quyền thương mại đang thay đổi nhanh chóng diện mạo và xu hướng thị trường Việt Nam.

Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Công ty Luật TNHH Chân Tín Nghĩa luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

 

–     Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005;

–     Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;

–     Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại;

–     Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

–     Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CHỦ YẾU LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:

1. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

2. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

2.1. Bộ Công Thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

2.2. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:

a) Nhượng quyền trong nước;

b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

2.3 Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền, thương nhân dự kiến nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Công Thương; quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan vẫn phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại

II. TRƯỜNG HỢP YÊU CẦU ĐĂNG KÝ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:

Thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm nhượng quyền ban đầu và nhượng quyền thứ cấp;

Các hoạt động nhượng quyền sau không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại: (khoản 2, điều 3, nghị định 120/2011/NĐ-CP)

  • Nhượng quyền trong nước;
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

*Lưu ý: Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Thời điểm thực hiện: trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.

Thẩm quyền đăng ký: Bộ Công thương.

 

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI BAO GỒM:

–           Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương;

–           Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;

–           Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận khi nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;

–           Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

–           Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

–           Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;

–           Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

*Lưu ý: Các báo cáo, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:

 

Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ;

Đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân biết;

Trường hợp từ chối đăng ký cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối.

———————–

Trên đây là tư vấn của CTN Law về THỦ TỤC – Đăng ký nhượng quyền thương mại 2021?​ Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: 0247 303 6879 – 0707 879 868 để được giải đáp.

Về chúng tôi: CTN Law Firm 

Fanpage: Facebook

Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *