MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN CHO NHÂN VIÊN (PHẦN 1)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN CHO NHÂN VIÊN

Thông thường, trong giai đoạn khởi nghiệp, các Start-up không đủ khả năng để trả lương cho các nhân sự chủ chốt vì vậy các Founder sẽ hứa hẹn về việc chia cổ phần cho nhân viên nhằm mục đích gắn kết hiệu quả làm việc của họ với lợi ích chung của Start-up.

Tuy nhiên, không phải Start-up nào cũng hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan khi đưa ra cam kết phát hành cổ phần cho nhân sự của mình.

Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề pháp lý thực tế phát sinh để các Founder cũng như người lao động cân nhắc khi cùng nhau thỏa thuận về việc phát hành cổ phần cho người lao động hay nhân sự chủ chốt trong công ty.

1.                  Hình thức phát hành cổ phần cho nhân viên

Luật Doanh Nghiệp 2020 (LDN 2020) chỉ cho phép công ty cổ phần phát hành cổ phiếu trong 3 trường hợp:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ; và
  • Chào bán cổ phần ra công chúng.

Phát hành cổ phần cho nhân viên không phải là một trường hợp đặc thù quy định bởi Luật Doanh Nghiệp, do đó, trên thực tế, các Start-up thường phát hành cổ phần cho nhân viên theo hình thức chào bán riêng lẻ.

Về mặt thẩm quyền, việc chào bán cổ phần dẫn tới thay đổi số lượng cổ phần (vốn điều lệ của công ty) sẽ phải được thông qua bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) của công ty (Điều 138.2(a) LDN 2020). Trừ trường hợp Điều lệ có quy định cụ thể khác, nghị quyết thông qua việc chào bán phải được (các) cổ đông đại diện tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp cuộc họp ĐHĐCĐ liên quan. Mặc dù không xảy ra thường xuyên trên thực tế, vẫn có trường hợp (các) Founder không nắm đủ số cổ phần biểu quyết cần thiết nêu trên dẫn tới việc dù đã có cam kết chia cổ phần cho nhân viên, (các) Founder vẫn không thể thực hiện việc lời hứa của mình do bị cổ đông hoặc nhà đầu tư khác từ chối phát hành thêm cổ phần.

Ví dụ 1: Start-up X có 3 cổ đông sáng lập là A, B và C với tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng là 60%, 20% và 20%. Để thu hút đội ngũ nhân sự, A đã cam kết với D trong trường hợp D về làm việc làm cho Start-up X 1 năm và đạt đủ điều kiện, D sẽ được chia 5% cổ phần trong X.

Sau 1 năm, khi A trao đổi việc chia cổ phần cho D với B và C thì B và C từ chối. Trong trường hợp này, mặc dù A nắm trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết trong X, A vẫn không có quyền quyết định việc phát hành cổ phần mới và dẫn tới A đã không thể thực hiện theo cam kết với D.

2.                  Quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu khi phát hành cổ phần cho nhân viên

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 125.2(b) LDN 2020, cổ đông có quyền ưu tiên mua cổ phần trong trường hợp công ty thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ. Quy định này có thể được diễn giải thông qua ví dụ sau:

Ví dụ 2: Start-up X có 3 cổ đông sáng lập là A, B và C có vốn điều lệ đăng ký là 1.000.000.000 VNĐ tương đương với 100.000 cổ phần với tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng là 80%, 10% và 10%.

Cổ đông A có cam kết với nhân viên D về việc sẽ phát hành 20.000 cổ phần cho nhân viên D. Do cổ đông A đã nắm trên 65% số cổ phần có quyền biểu quyết, nghị quyết ĐHĐCĐ về việc phát hành thêm 20.000 cổ phần đã được thông qua. Tuy nhiên, tại cuộc họp ĐHĐCĐ, B và C thực hiện quyền ưu tiên mua của mình theo quy định tại LDN 2020 và theo đó B và C được đăng ký mua mỗi người tối đa 10% số cổ phần dự kiến phát hành (tương đương 800 cổ phần mỗi người). Do đó, số cổ phần tối đa được phát hành cho D chỉ là 16.000 cổ phần.

Trường hợp A muốn phát hành đủ 20.000 cổ phần cho D, tổng số cổ phần đăng ký phát hành phải tăng lên 25.000 cổ phần.

Đối vơi trường hợp các cổ đông trong start-up có sự đồng thuận 100%, quy định này sẽ không phải là hạn chế. Tuy nhiên, trường hợp việc phát hành cổ phần không nhận được sự đồng thuận tối đa, sẽ có rủi ro tỷ lệ sở hữu của một số cổ đông bị pha loãng. Như trong ví dụ 2 nêu trên, sau khi phát hành 25.000 cổ phần, tỷ lể sở hữu của cổ đông A sẽ bị giảm xuống còn 64% thay vì 66.67% như dự kiến ban đầu. Với tỷ lệ sở hữu 64%, A sẽ không có quyền kiểm soát công ty như khi năm giữ 66.67%.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN CHO NHÂN VIÊN (PHẦN 1)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN CHO NHÂN VIÊN (PHẦN 1)

3.                  Một số vấn đề về các hạn chế đối với cổ phần phát hành cho nhân viên

Thông thường, để ràng buộc nhân viên khi phát hành cổ phần, các Start-up thường đưa ra một số hạn chế trong phương án phát hành như cổ phần không được chuyển nhượng trong vòng 3 năm, nhân viên phải bán lại cổ phần cho công ty trong trường hợp nhân viên bị sa thải, chấm dứt hợp đồng …

Trên thực tế, cơ quan đăng ký kinh doanh không quan tâm đến các điều khoản này và vẫn tiến hành đăng ký tăng vốn cho công ty như bình thường.

Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, theo quy định LDN 2020, mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau (Điều 114.4 LDN 2020).

Thông thường, các Start-up thường phát hành cổ phần phổ thông cho nhân viên. Do đó, khi đưa các điều kiện ràng buộc vào, công ty có thể bị cổ đông nhân viên khởi kiện do áp đặt những điều kiện không công bằng với các cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông khác dẫn tới các điều khoản ràng buộc này bị vô hiệu.

Để xử lý vấn đề này, các Start – up có thể cân nhắc một trọng hai phương án sau:

  • Phương án 1: Tạo ra một loại cổ phần riêng dành cho nhân viên. Theo Điều 114.2 LDN 2020, ngoài các loại cổ phần theo luật định, công ty có thể quy định các loại Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ. Dựa trên cơ sở quy định này, Start-up có thể tạo ra một loại cổ phần đặc thù
  • Phương án 2: Yêu cầu nhân viên ký hợp đồng với Founder của Start-up trong đó quy định các điều kiện ràng buộc khi nhân viên mua cổ phần. Trường hợp nhân viên vi phạm, số cổ phần của nhân viên đó có thể được chuyển cho Founder hoặc theo quyết định khác của Founder.

Một số ưu, nhược điểm của từng phương án như sau :

 

Trên đây là tư vấn của CTNLaw về MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN CHO NHÂN VIÊN (PHẦN 1) Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: 0247 303 6879 – 0707 879 868 để được giải đáp. Hoặc gọi tới số Luật sư Lưu Hoàng Hải 0966 385 041 để được tư vấn chi tiết.

Fanpage: Facebook

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *