Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 (LDN 2020), công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 Cổ Đông Sáng Lập (CĐSL) và cổ phần phổ thông (CPPT) của CĐSL bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp CĐSL muốn chuyển nhượng CPPT của mình trong thời hạn hạn chế thì cần được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) (>50%) tuy nhiên chính cổ đông muốn có quyền chuyển nhượng đó sẽ không có quyền biểu quyết thông qua việc chuyển nhượng. Quy định này nhằm đề cao tính ổn định trong công ty cổ phần cũng như đề cao vai trò của các CĐSL – những người đặt nền móng cho công ty. Trong một số trường hợp, khi một hoặc một số CĐSL không tìm được tiếng nói chung với các CĐSL khác, quy định này lại là rào cản ngăn các cổ đông này rút lui khỏi công ty.
Tuy nhiên, dựa vào một số quy định có liên quan trong LDN 2020, trường hợp CĐSL tìm được 1 “đồng minh” là 1 CĐSL khác hoặc có ít nhất 2 CĐSL muốn rút vốn khỏi công ty, có thể cấu trúc các giao dịch để thực hiện việc chuyển nhượng CPPT của CĐSL mà không cần chấp thuận bởi ĐHĐCĐ.
- Trường hợp 1: CĐSL A muốn chuyển nhượng CPPT cho nhà đầu tư X (NĐT X) và tìm được đồng minh là CĐSL B
- Bước 1: CĐSL A chuyển nhượng CPPT của mình cho CĐSL B.
Theo quy định tại Điều 120. 3 LDN 2020, CĐSL được tự do chuyển nhượng CPPT cho CĐSL khác nên giao dịch này không cần chấp thuận từ ĐHĐCĐ.
- Bước 2: CĐSL B chuyển nhượng CPPT nhận từ CĐSL A cho NĐT X.
Theo quy định tại Điều 120.4(a) LDN 2020, hạn chế chuyển nhượng CPPT trong vòng 3 năm không áp dụng với CPPT mà CĐSL có thêm sau khi đăng ký doanh nghiệp. Do đó, việc CĐSL B chuyển nhượng CPPT mới nhận từ CĐSL A cũng không cần thông qua bởi ĐHĐCĐ.
- Trường hợp 2: CĐSL A và CĐLS B cùng muốn chuyển nhượng CPPT cho nhà đầu tư X
- Bước 1: CĐSL A chuyển nhượng CPPT của mình cho CĐSL B và CĐSL B chuyển nhượng CPPT của mình cho CĐSL A.
- Bước 2: NĐT X mua CPPT tương ứng từ 2 CĐLS A và B.
- Một số lưu ý về các cấu trúc nêu trên:
- So với việc chuyển nhượng trực tiếp từ CĐSL sang NĐT thì bước chuyển trung gian nêu trên có thể khiến các bên phải chịu thêm một khoản thuế thu nhập khi có bước chuyển nhượng trung gian. Tuy nhiên thuế thu nhập ấn định với việc chuyển nhượng cổ phần là 0,1% giá trị giao dịch, một con số khá nhỏ (Ví dụ: chuyển nhượng 100 cổ phiếu giá 1 tỷ đồng thì sẽ phải đóng thuê 1 triệu đồng). Vì vậy thuế không phải là rào cản lớn đối với cấu trúc này.
- Việc thực hiện cấu trúc sẽ phát sinh nhiều hợp đồng giao dịch và các hợp đồng phải đảm bảo hài hòa thống nhất để các giao dịch có thể thực hiện trôi chảy. Vì vậy, việc soạn thảo các hợp đồng giao dịch nên có sự tham gia từ phía luật sư để đảm bảo quyền lợi cân bằng và hợp pháp giữa các bên.
Trên đây là tư vấn của CTNLaw về MỘT GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA HẠN CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: 0247 303 6879 – 0707 879 868 để được giải đáp. Hoặc gọi tới số Luật sư Lưu Hoàng Hải 0966 385 041 để được tư vấn chi tiết.
MỘT SỐ CẬP NHẬT VỀ CÁCH DIỄN GIẢI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ KHÁI NIỆM TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN CHO NHÂN VIÊN (PHẦN 1)
Th11
MỘT GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA HẠN CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP
Đăng ký nhượng quyền thương mại 2021
Th4
THỦ TỤC – Công bố mỹ phẩm 2021
THỦ TỤC – Đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 2021
THỦ TỤC – Đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm 2021
THỦ TỤC – Đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa 2021